• :
  • :
Chào mừng đến với Cổng thông tin điện tử xã Hòa Tân Đông
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Các biện pháp phòng lây nhiễm cúm gia cầm sang người

      Bệnh cúm gia cầm lây sang người A(H5N1) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút cúm A(H5N1) gây ra. Bệnh lây qua đường hô hấp, qua tiếp xúc với vật dụng bị nhiễm mầm bệnh, tiếp xúc và sử dụng gia cầm ốm, chết do nhiễm cúm A(H5N1), ăn thịt gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa nấu chín kỹ.

     Bệnh có biểu hiện: sốt, ho, mệt mỏi, đau người, đau cơ, đau họng. Bệnh diễn biến nhanh và có thể dẫn đến tử vong, hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh cho người.

Sốt là biểu hiện thường gặp của bệnh

     Những trường hợp mắc cúm gia cầm thường có liên quan tới việc tiếp xúc với gia cầm sống hay gia cầm bị nhiễm bệnh chết. Hiện tại vẫn chưa có bằng chứng về việc virus có thể lây nhiễm từ người sang người.

     Hiện nay, thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa nên có rất nhiều thay đổi. Sự thay đổi thất thường này chính là một điều kiện thuận lợi để các loại virus, vi khuẩn phát triển thuận lợi trong môi trường sống. Do đó, trường hợp nhiễm cảm lạnh và cảm cúm ngày càng gia tăng. Chuyên gia chỉ cách phân biệt giữa cảm lạnh và cảm cúm như sau: 

   - Người bị cúm và người bị cảm lạnh thường có một số triệu chứng khá tương đồng như ho, sổ mũi và hắt hơi. Tuy nhiên điểm khác nhau là:

  + Người bệnh cảm lạnh có thể không sốt, chỉ đau người nhẹ, triệu chứng sẽ được cải thiện nhanh chóng, thường chỉ trong vòng một tuần. 

  + Những trường hợp mắc cúm: Bệnh nhân thường bị sốt, thậm chí sốt cao, cơ thể mệt mỏi và đau nhức nhiều hơn,... Ngoài những biểu hiện giống như bệnh cúm thông thường, những người mắc cúm gia cầm còn có những dấu hiệu suy hô hấp như thở nhanh, thở khò khè, môi tái,.... Bệnh diễn biến rất nhanh, có thể gây suy hô hấp cấp và tử vong.

 * Để chủ động phòng chống dịch, bệnh cúm lây từ gia cầm sang người, đề nghị mọi người dân thực hiện tốt các khuyến cáo phòng bệnh sau:

1. Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống chín; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.

2. Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.

3. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.

4. Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

** Trong trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm, người bệnh cần lưu ý những điều sau: 

- Người bệnh nên áp dụng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý như sau:

+ Nghỉ ngơi trong phòng thoáng đãng và sạch sẽ, không quá nóng và không quá lạnh. Tuy nhiên, bệnh nhân lưu ý không nên nằm điều hòa để tránh tình trạng bệnh càng thêm nghiêm trọng. 

+ Nên ăn những loại đồ ăn dạng lỏng như cháo hoặc súp, nước ép trái cây và nước điện giải. Cần uống nhiều nước hơn.

- Đối với bệnh nhân được phát hiện sớm, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc Tamiflu. Tuy nhiên, với những trường hợp phát hiện bệnh muộn hơn thì thuốc này không hiệu quả, bác sĩ có thể thay thế bằng một số loại thuốc khác. Người bệnh cần lưu ý, cần tuân thủ theo chỉ định dùng thuốc của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc điều trị để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm.


Tác giả: Vin VHTT
Nguồn:Sưu tầm Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Giới thiệu chung
Tổ chức bộ máy
Bản đồ
Thăm dò ý kiến
Bạn đánh giá chất lượng cung cấp thông tin như thế nào?
Trang Liên Kết
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 1
Hôm nay : 0
Hôm qua : 14
Tháng 05 : 316
Năm 2024 : 1.588
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội